//
đang đọc bài...
Sinh học 10

Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực

Hỏi đáp bài  tế bào nhân thực

I.  Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:

– Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.
– Có nhân và màng nhân bao bọc.
– Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
– Các bào quan đều có màng bao bọc.

II.  Nhân tế bào và ribôxôm:
1. Nhân tế bào:

a. Cấu trúc:
– Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 μm.
– Phía ngoài là màng bao bọc (màng kép giống màng sinh chất) dày 6 – 9 μm. Trên màng có các lỗ nhân.
– Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc(ADN liên kết với prôtein) và nhân con.
b. Chức năng:
– Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.
– Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển sinh tổng hợp prôtein.

2.  Ribôxôm:

a. Cấu trúc:
– Ribôxôm không có màng bao bọc.
– Gồm 1 số loại rARN và prôtein. Số lượng nhiều.
b. Chức năng: Chuyên tổng hợp prôtein của tế bào.

III.  Lưới nội chất:luoi noi chat
IV.  Bộ máy Gôngi:

1.  Cấu trúc: Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.
2.  Chức năng:
– Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.
– Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.
– Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtein, lipit. Gluxit…) Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.
– ở TBTV: bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp các phân tử pôlisâccrit cấu trúc nên thành tế bào.

V.  Ti thể:

1.  Câu trúc: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:
– Màng ngoài trơn không gấp khúc.
– Màng tronggấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.
– Bên trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.
2. Chức năng: Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP.

VI. Lục lạp (chỉ có ở thực vật):

1. Cấu trúc:
– Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.
– Phía trong: +Chất nền không màu có chứa AND và ribôxôm.
+ Hệ túi dẹt gọi là tilacoit -> Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana. Các Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.
2. Chức năng:
– Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học
– Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.

VII. Một số bào quan khác:
1. Không bào:

– Cấu trúc: Phía ngoài có một lớp màng bao bọc. Trong là dịch bào chứa chất hữa cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
– Chức năng: tuỳ từng loại tế bào và tuỳ loài.
+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải.
+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng(TBTV).
+ ở ĐV nguyên sinh có khong bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.

2. Lizôxôm:

– Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, cso 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân.
– Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hoá nội bào.

VIII. Khung xương tế bào:

1. Cấu trúc: gồm prôtein, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
– Vi ống là những ống hình trụ dài.
– Vi sợi là sợi dì mảnh.
2. Chức năng:
– Là giá đỡ cơ học cho tế bào.
– Tạo hình dạng của tế bào.
– Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.

IX. Màng sinh chất (Màng tế bào)

1. Cấu trúc:
– Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm gồm phôtpholipit và prôtein
– Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.
– Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bán thấm.
– Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit.
– Các lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
2. Chức năng:
– TĐC với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.
– Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài(nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
– Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ.

X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:

1. Thành tế bào:
Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.
– TBTV: Xenlulôzơ.
– TB nấm: Kitin.
– TB vi khuẩn: peptiđoglican.
2. Chất nền ngoại bào:
– Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất hữu cơ.
– Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tinâu hỏi tự Hỏi

Hỏi đáp bài  tế bào nhân thực

About Blog Dạy Học

Blog dạy học (dayhocblog) đăng tải các tài liệu liên quan đến dạy và học!

Thảo luận

18 bình luận về “Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực

  1. tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan ”lạ” và đào thải các cơ quan lạ đó?

    Posted by trinh thi nhu thi | 06.11.2014, 10:50 chiều
  2. so sánh cấu tạo và chức năng của ti thể và lục lạp

    Posted by huỳnh hoàng phú | 24.11.2014, 9:36 chiều
  3. 1. Liệt kê các cấu trúc có màng kép?
    2. Liệt kê các bào quan có màng kép?
    3. Liệt kê các bào quan có màng đơn?
    4. Liệt kê các bào quan không có màng?
    5. Các bào quan có màng bao bọc?
    6. Các bào quan chứa ADN và ribôxôm?
    7. Các bào quan có ở tế bào động vật?
    8. Các bào quan có ở tế bào thực vật?
    9. Các bào quan có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
    10. Protein có mấy bậc cấu trúc? Trong đó cấu trúc bậc mấy được xem là quan trọng nhất? Vì sao?

    Posted by Tuyết Trinh | 12.12.2014, 10:27 chiều
  4. So sánh cấu trúc lông và roi của tế bào nhân thực

    Posted by Nguyễn Nhi | 05.10.2015, 8:08 chiều
  5. TBNT là gì và chức năng của nó ?

    Posted by Điền tên của bạn vào đây | 26.11.2015, 10:48 sáng
  6. hay lắm ạ

    Posted by Nguyễn Thị Hồng Thịnh | 15.12.2015, 9:01 chiều
  7. thiếu mất perosisome rồi ad

    Posted by Uyên Vy | 24.10.2016, 8:06 chiều
  8. Có thể giúp t trình bày dòng di chuyển vật chất của prôtêin không

    Posted by Ngọc Ánh | 27.10.2016, 8:34 chiều
  9. Giúp e trình bày dòng di chuyển vật chất của prôtêin không ạ

    Posted by Ngọc Ánh | 27.10.2016, 8:39 chiều
  10. Bao soan ma sao lay day nhu giao vien…con khi that

    Posted by Tub xaab | 01.11.2016, 8:18 chiều
  11. trong tế bào nhân thực , những bào quan nào chứa đồng thời pro và axit amin

    Posted by Oanh De Ad | 04.12.2016, 1:29 chiều
  12. rất tuyệt

    Posted by Đồng Thu Cúc | 08.10.2017, 2:10 chiều
  13. Đây là ở sách nâng cao hay sách cơ bản vậy ạ?

    Posted by Windy YK | 27.10.2017, 7:13 chiều
  14. tại sao ở thực vật và động vật tế bào bậc cao được cấu tạo từ những tế bào nhân thực nhiều hơn

    Posted by pipi | 26.11.2017, 8:48 chiều
  15. Rất hay và chi tiết:)))

    Posted by Po trịnh | 03.12.2017, 3:59 chiều

Gửi phản hồi cho Nguyễn Nhi Hủy trả lời

Đang trực tuyến