a/ Các dạng :
-Thể khuyết (không) : 2n – 2 ; Thể khuyết kép : 2n – 2 – 2 .
-Thể một nhiễm: 2n – 1 ; Thể một kép : 2n – 1 – 1 .
-Thể ba nhiễm: 2n + 1 ; Thể ba kép : 2n + 1+ 1 .ba
-Thể bốn nhiễm: 2n + 2 ; Thể bốn kép : 2n + 2 + 2 .
(n: Số cặp NST) .
DẠNG ĐỘT BIẾN
|
SỐ TRƯỜNG HỢP TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẶP NST
|
Số dạng lệch bội đơn khác nhau
|
Cn1 = n
|
Số dạng lệch bội kép khác nhau
|
Cn2 = n(n – 1)/2
|
Có a thể lệch bội khác nhau
|
Ana = n!/(n –a)!
|
+ VD
Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Xác định:
– Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
– Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?
– Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3?
Giải
* Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra:
2n = 24→ n = 12
Trường hợp này đơn giản, lệch bội có thể xảy ra ở mỗi cặp NST nên HS dễ dàng xác định số trường hợp = n = 12. Tuy nhiên GV nên lưu công thức tổng quát để giúp các em giải quyết được những bài tập phức tạp hơn .
Thực chất: số trường hợp thể 3 = Cn1 = n = 12
* Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra:
HS phải hiểu được thể 1 kép tức đồng thời trong tế bào có 2 thể 1.
Thực chất: số trường hợp thể 1 kép = Cn2 = n(n – 1)/2 = 12.11/2 = 66
* Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3:
phân tích để thấy rằng:
– Với thể lệch bội thứ nhất sẽ có n trường hợp tương ứng với n cặp NST.
– Với thể lệch bội thứ hai sẽ có n – 1 trường hợp tương ứng với n – 1 cặp NST còn lại.
– Với thể lệch bội thứ ba sẽ có n – 2 trường hợp tương ứng với n – 2 cặp NST còn lại.
Kết quả = n(n – 1)(n – 2) = 12.11.10 =1320.
Tuy nhiên cần lưu ý công thức tổng quát cho HS.
-Thực chất: số trường hợp đồng thời xảy ra 3 thể lệch bội = Ana = n!/(n –a)! = 12!/(12 – 3)!
= 12!/9! = 12.11.10 = 132
Advertisements
Quá hay, em cám ơn thầy nhiều lắm lắm lắm ạ.
bài viết hay quá. em cảm ơn thầy rất nhiều ạ!!!