//
thư mục

Hải Quảng

https://www.facebook.com/groups/luyenthisinhhoc/
Hải Quảng has written 48 posts for DẠY HỌC BLOG

Đáp án môn sinh khối B năm 2014


Đề thi, đáp án môn sinh học năm 2014,  vào đây xem hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học môn sinh 2014

Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể


  • Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử ADN mạch kép, có chiều ngang 2 nm. Phân tử ADN quấn quanh khối prôtêin histon tạo nên các nuclêôxôm.
  • Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit 1(3/4)vòng. Giữa hai nuclêôxôm kế tiếp nhau là một đoạn ADN và 1 phân tử histon.
  • Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 11 nm.
  •  Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang khoảng 30 nm.
  • Sợi nhiễm sắc lại xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có chiều ngang khoảng 300 nm.
  • Sợi có chiều ngang 300 nm xoắn tiếp thành cromatit có chiều ngang khoảng 700 nm.
  • Nhiễm sắc thể tại kỳ giữa ở trạng thái kép có 2 cromatit nên chiều ngang có thể đạt tới 1400nm.
  • Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của nhiễm sắc thể có thể thu ngắn từ 15000 – 20000 lần. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, đảm bào sự duy trì ổn định cấu trúc nhiễm sắc thể qua các thế hệ tế bào và cơ t

Xác định số thể đột biến tối đa của đột biến dị bội


Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có của loài là:
A. 21
B. 42
C. 7
D. 14
Thầy Hải ơi, thầy hướng giải chi tiết bài này giúp em bài tập trên với! Thanks.

Nguồn: Nga Ruby

Cảm ơn Nga Ruby đã gửi câu hỏi rất hay đến điễn đàn: Câu hỏi của bạn thuộc đạng bài tập sinh học xác định số loại đột biến dị bội có thể có (tối đa) của loài khi biết bộ nhiễm sắc thể (NST) của loài).
Đột biến dị bội là dạng đột biến số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng của loài, thường có các dạng: xem tiếp…

Trắc nghiệm sinh học 12 – học kì 1


Câu 1:  Gen là một đoạn ADN mang thông tin

A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN.

B. qui định cơ chế di truyền .

C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin.

D. mã hoá các axit amin.

Câu 2:  Bản chất của mã di truyền là

A. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.

B. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.

C. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.

D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Câu 3:  Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:

A. Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và đọc theo từng bộ ba nulêôtit liên tiếp (không gối lên nhau).

B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).

C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).

D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).

Câu 4:  Mã di truyền được giải mã trực tiếp trên

A. mạch mã gốc của gen.                                       B. mạch không mã hóa của gen.

C. ARN thông tin (mARN).                                   D. ARN ribôxôm (rARN).

Câu 5:  Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn  .

B. Nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc gián đoạn.

D. Nguyên tắc bán bảo tồn  và nguyên tắc gián đoạn.

Câu 6:  Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử gồm: (1) T liên kết với A; (2) G liên kết với X; (3)  A liên kết với U; (4) X liên kết với G;   Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã của gen gồm:

A. (1), (2), (3), (4).         B. (1), (2), (4).                C. (2), (3).                      D. (2), (3), (4).

Câu 7:  Nguyên tắc bán bảo tồn  được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:

A. Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.

B. Trong mỗi phân tử ADN con có sự xen kẻ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp

C. Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.

D. Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp.

Câu 8:  Hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y nhờ

A. các enzim tháo xoắn.                                         B. enzim ADN pôlimeraza.

C. enzim ligaza.                                                      D. ARN pôlimeraza.

Câu 9:  Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều

A. chiều 3’ – 5’.

B. chiều 5’-  3’.

C. cả 2 chiều.

D. chiều 5’ – 3’ hoặc 3’à5’ tùy theo từng mạch khuôn.

Câu 10:  Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều

A. chiều 3’ – 5’.

B. chiều 5’ – 3’.

C. cả 2 chiều.

D. chiều 5’ – 3’ hoặc 3’- 5’ tùy theo từng mạch khuôn.

Tải file word + đáp án:  270 câu trắc nghiệm sinh 12 (học kì 1)

Một số bài tập về đột biến gen


Bài 1: Một gen A dài 4080Aº bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nu. đột biến trên thuộc dạng nào?

Bài 2: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = ½, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nu mỗi loại của gen sau đột biến?

Bài 3: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Xác định dạng đột biến gen xảy ra?

Bài 4: Gen A có khối lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô. Gen A bị thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là bao nhiêu ?

Bài 5: Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột biến, tỷ lệ A/G = 66,85%. Đây là dạng đột biến gen nào?

Bài 6: Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 nuclêôtit loại A và có G= 3/2 A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là bao nhiêu?

Bài 7:  Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 A0 và kém 7 liên kết hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là bao nhiêu ?

Bài 8:  Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A.  Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit loại G giảm 7  nuclêôtit, số liên kết hyđrô bị phá huỷ trong quá trình trên là bao nhiêu?

Bài 9: Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3.  Xác định dạng đột biến?

Bài 10: Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 5100 ăngstrong . Gen A có số liên kết hydro là 3900,  gen a có hiệu số phần trăm giữa loại A với G là 20%  số nu của gen . Do đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa. Số lượng nuclêôtit mỗi loại trong kiểu gen sẽ là

Bài 11:  Một gen có tổng số nu là 3000, Nu loại A = 500.  gen bị đột biến chỉ lien quan tới một bộ ba. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là 4009.  Xác định dạng đột biến?

Bài 12: Một phân tử ARN được tổng hợp từ gen B có số ribônu các loại là A = 200, U = 300, G = 400, X = 600. gen B bị đột biến thành gen b, gen b có chiều dài bằng gen B và có số liên kết hiđrô bằng 4000.  Xác định dạng đột biến trên?

Bài 13: Một gen có 120 chu kì xoắn có số nu loại G = 450, gen này đột biến thành gen khác có chiều dài bằng 4076,6 A0  . Tính số liên kết hiđrô của gen đột biến?

Bài 14: Gen A đột biến thành gen a,  gen a kém gen A 6,8 A0 và  4 liên kết hiđrô. Xác định dạng đột biến?

Bài 15: Hãy tìm các dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen trong từng trường hợp sau :

 – Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 1 liên kết

– Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên kết

– Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 1 liên kết

– Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 2 liên kết

– Số liên kết hiđrô của gen không thay đổi

– Không làm thay đổi chiều dài của gen

– Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 1 liên kết

– Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên kết

– Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen giảm 1 liên kết

– Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen giảm 2 liên kết

Bài 16: Khi gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì nu tự do môi ttrường nội bào cung cấp cho gen s  ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xẩy ra với gen S là gì?

Bài 17: Một gen có 3000 liên kết hiđrô có số nuclêôtit loại G (guanine) gấp 2 lần loại A (ađênin). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Ao . biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại X (xitôzin). Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen sau khi đột biến?

Bài 18: Một gen có chiều dài 0,255 µm, có hiệu Ađênin và guanin là 10%. Gen nhân đôi 3 đợt. trong số các gen con tạo ra chứa tất cả 3 600 ađênin và 2401 guanin:

  1. Xác định dạng đột biến, tỉ lệ gen đột biến so với tổng số gen được tạo thành
  2. Xác dịnh số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi gen đột biến nhân đôi 3 lần

Câu 19: Dưới tác dụng của tia phóng xạ, gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất a.a thứ 12

  1. Xác định dạng đột biến gen trên?
  2. Vị trí xẩy ra đột biến gen?
  3. Số nuclêôtit mỗi loại và số liên kết hiđrô của gen có thể thay đổi như thế nào?

Quy trình nghiên cứu của Griffith



Griffith phát hiện là chuột bị nhiễm dòng S thì phát triển bệnh viêm phổi và chết vài ngày sau đó. Nguyên nhân là do dòng S có lớp vỏ bọc hình viên nhộng (capsule-like coat) tạo bởi các phân tử đường giúp nó ngăn hệ miễn dịch của vật chủ (host’s immune system) tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế, dòng S là lây nhiễm (infectious).

Griffith nhận thấy rằng cả hai dòng khác nhau đều có thể được nuôi cấy (culture) từ cùng 1 vật chủ. Vậy, có thể nào từ dòng này chuyển sang dòng kia? Ông đã làm thí nghiệm:

– nung nóng dòng S để làm chết vi khuẩn, sau đó

+ nếu đưa vào cơ thể chuột dòng S đã bị chết, vi khuẩn bị nhiệt độ làm chết đã không còn khả năng gây bệnh nữa.

+ nếu đưa vào cơ thể chuột dòng S đã bị chết đồng thời với dòng R còn sống thì chuột lại bị nhiễm bệnh viêm phổi và chết. Và từ con chuột chết này, Griffith đã có thể lấy ra dòng S còn sống. Như vậy, từ dòng R có thể chuyển sang dòng S và câu hỏi đặt ra là: bng cách nào?

 smooth

CONCLUSION:

DNA là nơi lưu giữ thông tin di truyền, cụ thể là gene. Gene là một phần trong chuỗi phân tử DNA. Đồng thời, ta cũng biết thêm rằng vi khuẩn cũng có DNA.

 

Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Sinh Học Trung Học Phổ Thông Bài Tập Trọn Bộ 6 Cuốn


baitapbdhsgsinhhocBồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Sinh Học Trung Học Phổ Thông Bài Tập Trọn Bộ 6 Cuốn bao gồm 6 cuốn: Di truyền – Tiến hóa, Sinh thái học, Vi sinh vật học, Sinh học tế bào, Sinh lí học động vật, Sinh lí học thực vật. Bộ sách được biên soạn nhằm giúp học sinh giỏi môn Sinh học có thêm tài liệu tham khảo, rèn luyện và nâng cao các kiến thức kĩ năng cần thiết, từ đó chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học sinh giỏi Sinh và các kỳ thi Quốc gia quan trọng.

Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học Trung học phổ thông – Di truyền và tiến hóa” được biên soạn theo từng chủ đề của Di truyền và tiến hoá trong chương trình Sinh học THPT. Mỗi chủ đề bao gồm các nội dung sau:

I. Kiến thức cơ bản: biên soạn trên cơ sở chương trình Di truyền và tiến hóa của sách giáo khoa “Sinh học 12 nâng cao”, có mở rộng và nâng cao kiến thức.

II. Câu hỏi và bài tập: gồm các bài tập tự luận, trắc nghiệm cơ bản và nâng cao. Cuối cuốn sách là phần “Hướng dẫn giải và đáp án”dành cho một số bài tập khó để học sinh có thể đối chiếu, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.

Mời các bạn đón đọc! tại www.quangvanhai.net

Tìm số tổ hợp của các loại nuclêôtit


1. Có 4 loại nuclêôtit, nếu tổ hợp bộ 1, bộ 2, bộ 3, …,bộ  n thì sẽ tạo ra bao nhiêu tổ hợp?

2. Nếu chỉ có 3 loại nuclêôtit A, X, G sẽ  tổ hợp được bao nhiêu bộ ba?

3. Sẽ có bao nhiêu tổ hợp các bộ ba có chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại A?

4. Số tổ hợp chưa 2A và 1U?

5. Có bao nhiêu tổ hợp bộ ba không chứa X?

 

 

1234 Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm Điển Hình Sinh Học


1234 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm điển hình sinh học gồm những câu hỏi và bài tập có tính chất điển hình được chọn lọc trong hệ thống ngân hàng câu hỏi và bài tập cơ bản hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các tác giả soạn cho việc ôn tập môn sinh học trong các trường THPT. Các câu hỏi và bài tập đều bám sát chương trình sách giáo khoa.1234 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm điển hình sinh học

Bố cục sách bao gồm 3 phần, tương đương với 3 chuyên đề:
Phần 1: Di truyền – biến dị
Phần 2: Sự tiến hoá của sinh giới
Phần 3: Sinh thái học

Mỗi chuyên đề được trình bày theo cấu trúc:

– Phương pháp chung
– Các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết
– Bài tập trắc nghiệm
– Đáp án và hướng dẫn giải

Phần đáp án các lựa chọn câu hỏi và hướng dẫn giải các bài tập được soạn một cách tóm tắt nhưng dễ hiểu.

Hướng dẫn mua:

Các bạn kích chuột vào đường dẫnCác bạn có thể tìm mua sách tại wwwquangvanhai.net  ĐỌC THỬ SÁCH NÀY

Bài tập di truyền học quan thể


Giả thuyết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương đối của các nhóm máu là: nhóm máu A = 0,45 ; nhóm B = 0,21 ; nhóm AB = 0,3 ; nhóm O = 0,04.

Xác định tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu và cấu trúc di truyền quần thể.

(trích bài 2, trang 126 – Bài tập BDHSG môn sinh)

Hướng dẫn:

Gọi
– p là tần số tương đối của alen I^{A} = 0,5
– q là tần số tương đối của alen I^{B}= 0,3
– r là tần số tương đối của alen i = 0,2
Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,25I^{A}I^{A} + 0,09 I^{B}I^{B} + 0,04ii + 0,3 I^{A}I^{B}+ 0,2 I^{A}i + 0,12 I^{B}i

Đang trực tuyến