//
đang đọc bài...
Bài viết

Bài 42: HỆ SINH THÁI

I. Khái niệm hệ sinh thái – Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã) VD: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng…… – Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

  • Chuyên đề hệ sinh thái (bồi dưỡng HSG)

    – Trong hệ sinh thái, trao đổi chất  và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống, trong đó quá trình “đồng hóa” do sinh vật tự dưỡng, cong quá trình “dị hóa” do sinh vật phân giải thực hiện. – Kích thước của một HST rất đa dạng: + HST có thể nhỏ như 1 giọt nước ao; 1 bể cá cảnh + HST lớn nhất là Trái Đất – Trong HST có sự gắn kết giữa các sinh vật với các NTST của môi trường tạo thành 1 chu trình sinh học hoàn chỉnh.


II. Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái   – Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái:

HST gồm có 2 thành phần:

  1. Thành phần vô sinh (sinh cảnh): + Các yếu tố khí hậu + Các yếu tố thổ nhưỡng + Nước và xác sinh vật trong môi trường   2. Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật):Thực vật, động vật và vi sinh vật Gồm 3 nhóm + Sinh vật sản xuất: Là những sinh vật cóa khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ. Gồm thực vật là chủ yếu và một số vi sinh vật. + Sinh vật tiêu thụ: Gồm các loại động vật + Sinh vật phân giải: Là những sinh vật phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ. Gồm chủ yếu là các loại vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống (như giun đất, sâu bọ, ….)


III. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất   1. Hệ sinh thái tự nhiên:     a. Các HST trên cạn: – Rừng nhiệt đới; rừng lá rộng ôn đới; rừng thông phương Bắc; – Thảo nguyên, sa van đồng cỏ; – Sa mạc, hoang mạc; – Đồng rêu hàn đới.     b. Các HST dưới nước: – Các HST nước mặn: + Ven bờ: rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô; + Ngoài khơi – Các HST nước ngọt: + HST nước đứng (ao, hồ, …) + HST nước chảy (sông, suối)   2. Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … – Hệ sinh thái nhân tạo đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải biết sử dụng và cải tạo 1 cách hợp lí. – Để nâng cao hiệu quả sử dụng, các HST nhân tạo thường được bổ sung nguồn vật chất và năng lượng và thực hiện các biện pháp cải tạo HST. Photobucket Photobucket PhotobucketPhotobucket


Photobucket


Photobucket

Photobucket

Photobucket Photobucket Photobucket  Photobucket Photobucket

About Blog Dạy Học

Blog dạy học (dayhocblog) đăng tải các tài liệu liên quan đến dạy và học!

Thảo luận

1 bình luận về “Bài 42: HỆ SINH THÁI

  1. Thầy ơi, em nghĩ thành phần vô sinh còn có xác sinh vật có thể còn chất hữu cơ nữa nên nếu nói “thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các chất vô cơ và các yếu tố khí hậu” có đúng không ạ?
    Em cảm ơn thầy!

    Posted by Ngọc | 10.01.2018, 4:18 chiều

Bình luận về bài viết này

Đang trực tuyến